Dấu ấn nổi bật của Bộ Công an phát huy vai trò thường trực triển khai Đề án 06
Trong 02 năm 2022 và 2023, Bộ Công an luôn là đơn vị gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06).
Trong hai năm triển khai thực hiện Đề án 06, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 đã chủ trì 02 Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc đến cấp xã để chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 theo chức năng của lực lượng CAND; Tổ chức Hội nghị Chuyển đối số trong Công an nhân dân lần thứ nhất và công bố Ngày Chuyển đổi số ngành Công an vào ngày 10/10/2022. Lãnh đạo Bộ Công an đã duy trì trên 90 cuộc giao ban rà soát tiến độ các nhóm công việc của Đề án 06 với Cơ quan Thường trực và các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.
Bộ Công an đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; tổ chức 04 Hội thảo Chuyên đề về những vấn đề liên quan; báo cáo xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo về Đề án.
Các Cục nghiệp vụ là thành viên của Ban Chỉ đạo và Công an các địa phương 100% đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023; 63 địa phương đã tham mưu với Tỉnh ủy/Thành ủy ban hành Chỉ thị, Nghị quyết đẩy mạnh triển khai Đề án 06, 59/63 Công an các địa phương đã tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai mô hình điểm trên địa bàn; nhiều địa phương có các cách làm hay, sáng tạo như Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Bình Dương, Khánh Hòa, Nghệ An...
Với những chỉ đạo, điều hành kịp thời của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo triển khai Đề án 06 của Bộ Công an, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 06 trong Công an nhân dân đã đạt được nhiều kết quả nổi bật sau:
Đến nay, Bộ Công an đã hoàn thành 8/8 nhiệm vụ theo lộ trình Kế hoạch 56/KH-BCA-C06 ngày 11/02/2022, gồm: 01 Luật (Luật Căn cước); 02 Nghị định (Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân), 03 Thông tư (Quy định về kết nối, chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Thông tư quy định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của lực lượng CAND). Tham mưu ban hành Nghị định 104 sửa đổi, bổ sung một số điều của 19 Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng... tạo hành lang pháp lý để triển khai các nhiệm vụ quan trọng của Đề án 06.
Bộ Công an đã hoàn thành cung cấp 224/224 dịch vụ công theo Quyết định số 430/QĐ-BCA ngày 26/01/2023 trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, đạt tỷ lệ 100%. Trong năm 2022 và 2023, đã tiếp nhận, giải quyết trên 111,6 triệu hồ sơ (tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc đạt 57,2%). Riêng năm 2023 tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đạt 85,18%, trong đó tất cả các lĩnh vực thủ tục hành chính đều có tỷ lệ trực tuyến trên 50% (vượt chỉ tiêu chung của Bộ giao). Qua đó, tạo điều kiện thủ tục thuận lợi cung cấp giấy tờ để khuyến khích người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, góp phần tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, du lịch... Tăng tính công khai minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của ngành Công an. Người dân, doanh nghiệp không phải đến cơ quan Công an, tiết kiệm chi phí đi lại...
Bên cạnh đó, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ ngành có liên quan triển khai 02 dịch vụ công liên thông: "Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng": Từ ngày 10/7/2023 đến ngày 28/11/2023, toàn quốc đã thu nhận 394.628 hồ sơ liên thông khai sinh và 30.751 hồ sơ liên thông khai tử. Giá trị mang lại: đã tái cấu trúc quy trình, xây dựng 01 biểu mẫu điện tử chung, qua đó cắt giảm tối thiểu 9 loại giấy tờ và 6 trường thông tin bị trùng lặp, người dân chỉ khai báo thông tin một lần để giải quyết 3 thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian giải quyết và giảm thời gian đi lại.
Trong hai năm thực hiện Đề án 06, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, qua đó, đã đạt những kết quả nổi bật sau:
Người vay vốn dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn chính thống
Trong hai năm, Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng Cơ sở dữ liệu về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Theo đó, đã ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ xác thực, làm sạch 47 triệu dữ liệu cho ngành ngân hàng, thu phí 67 tỷ đồng, giúp ngành ngân hàng kiểm soát, đánh giá rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ, xác thực chính xác chủ thể tham gia giao dịch ngân hàng. Phối hợp với các đơn vị hoàn thiện giải pháp chấm điểm tín dụng công dân, giúp ngành ngân hàng đánh giá hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay tín chấp, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, giảm thời gian, quy trình xác minh, đẩy nhanh quá trình giải ngân. Người dân có nhu cầu vay vốn dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn chính thống, qua đó, giảm rủi ro phải vay "tín dụng đen".
Đề án 06 góp phần chuẩn hóa thông tin thuê bao di động
Việc đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ xác thực, làm sạch dữ liệu thông tin thuê bao di động cho 03 nhà mạng viễn thông (Vinaphone, Viettel, Mobifone) với 102 triệu yêu cầu xác thực theo hình thức trực tuyến; 05 nhà mạng viễn thông (ASIM, ITEL, Vietnamobile, Gtel Mobile, Mobicast) theo hình thức offline với 311,6 triệu yêu cầu xác thực. Góp phần chuẩn hóa thông tin thuê bao di động phục vụ công tác quản lý nhà nước, giảm rủi ro khi mở đăng ký, mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử, đăng ký thực hiện các dịch vụ công. Loại bỏ dần tình trạng “sim rác” tội phạm lừa đảo, đe dọa, vu khống.
còn nữa...
Theo Lan Anh/BCA
Bài viết liên quan
Bộ TT&TT phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024
23-09-2024
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024, Bộ TT&TT đã chính thức ban hành bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Bộ nhận diện này được đăng tải trên Cổng Chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ: https://dx.gov.vn.
Lùi thời điểm tắt sóng 2G đến ngày 15/10
23-09-2024
Ngày 13/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT liên quan đến quy hoạch băng tần cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT. Với Thông tư này, thời điểm tắt sóng 2G đã được lùi lại một tháng, đến ngày 15/10/2024.
Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
23-09-2024
Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Đây là bước tiến lớn trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, một ngành công nghiệp đang trở thành trụ cột trong nền kinh tế toàn cầu.