Tiện ích nổi bật của căn cước công dân gắn chip, VNeID
Nhằm hướng tới mục tiêu tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thủ đô hiểu về những tiện ích, phần mềm được tích hợp trên thẻ căn cước công dân gắn chip gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và khai thác sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng của Bộ Công an, Công an Hà Nội thông tin về một số tiện ích nổi bật của thẻ căn cước, tài khoản định danh điện tử, VNeID.
Tiện ích nổi bật của thẻ căn cước công dân gắn chip
Căn cước công dân mẫu mới là loại có gắn chíp điện tử, khác với các loại căn cước công dân mã vạch hay chứng minh nhân dân có 12 số trước đây.
Chip gắn trên căn cước công dân nhằm lưu trữ các thông tin của công dân với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Chip gắn trên căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi công dân.
Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Trên căn cước công dân gắn chip có mã QR lưu trữ 7 trường thông tin của công dân. Do vậy, trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự.
Các cơ quan, tổ chức có thể sử dụng chức năng quét mã QR để kiểm tra thông tin nhân thân, số chứng minh nhân dân của công dân trên căn cước công dân.
Công dân không cần xuất trình giấy xác nhận số chứng minh nhân dân; Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện các giao dịch (thông tin trong mã QR đã được Bộ Công an xác thực).
Căn cước công dân gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm, như: ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Khi sử dụng, căn cước công dân gắn chip có thể thay thế chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thông tin về người được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, bảo lãnh người phụ thuộc đi cùng (con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự…).
Căn cước công dân gắn chip tích hợp đầy đủ các thông tin, do đó, khi thực hiện các giao dịch, các thủ tục hành chính chỉ cần sử dụng căn thẻ này mà không phải mang theo nhiều loại giấy tờ.
Căn cước công dân gắn chip có tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân. Dữ liệu thông tin có trong căn cước có thể truy cập ngay lập tức thông qua thiết bị cho phép đọc thông tin, mà không phụ thuộc vào kết nối mạng, giúp cho việc xác thực danh tính công dân nhanh và chính xác.
Tiện ích nổi bật của ứng dụng VNeID
Ứng dụng VNEID được tích hợp cùng các tiện ích của thẻ căn cước công dân gắn chip; bảo đảm chính xác, tiện lợi và thông tin của công dân được bảo mật.
Người dân sau khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1 và 2 thành công có thể đăng nhập và sử dụng các chức năng, tiện ích trên ứng dụng VNeID như:
Giải quyết dịch vụ công trực tuyến: thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng… sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
Các tính năng nổi bật: Ví giấy tờ, thông báo lưu trú, tố giác tội phạm… giúp công dân có thể thay thế căn cước công dân gắn chip và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VneID (Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế…).
Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo, thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền…
Công an Hà Nội đề nghị tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú, làm việc trên địa bàn thành phố tích cực hưởng ứng thực hiện.
Theo Việt Dũng/Báo Lao động.
Bài viết liên quan
Bộ TT&TT phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024
23-09-2024
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024, Bộ TT&TT đã chính thức ban hành bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Bộ nhận diện này được đăng tải trên Cổng Chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ: https://dx.gov.vn.
Lùi thời điểm tắt sóng 2G đến ngày 15/10
23-09-2024
Ngày 13/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT liên quan đến quy hoạch băng tần cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT. Với Thông tư này, thời điểm tắt sóng 2G đã được lùi lại một tháng, đến ngày 15/10/2024.
Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
23-09-2024
Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Đây là bước tiến lớn trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, một ngành công nghiệp đang trở thành trụ cột trong nền kinh tế toàn cầu.